Welcome to my blog

Chào bạn đến với blog của tôi(Vân Trường).Đây là blog học tập.các bạn muốn tìm gì cứ nhờ mình bt hay văn mẫu,game...etc Thân!

Văn Nghị luận(lưu ý:font lỗi nên bấm zoom lai coi nha ctrl+lăn chuột giữa đễ zoom)

                                  Bệnh thành tích
                            DÀN Ý
1.Mở bài:
- “Bệnh thành tích” khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là căn bệnh trầm kha đã có từ lâu đời.
- “Bệnh thành tích” gây tác hại không nhỏ tới quá trình phát triển đất nước.

 2. Thân bài: + Giải thích thế nào là bệnh thành tích”?
- Thành tích là kết quả của một cá nhân hay một tập thể làm ra được đánh giá tốt.
- Thành tích là điều tốt đẹp đáng khích lệ, nhưng chạy theo thành tích bằng mọi cách, mọi thủ đoạn bất chấp hậu quả thì lại là hiện tượng tiêu cực đáng phê phán.
+ Nguyên nhân của “bệnh thành tích”.
- “Bệnh thành tích” bắt nguồn từ thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, thói khoe khang, khoác loác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốt để tự dối mình, lừa người, mang lợi về cho bản thân.
- Do bản thân háo danh, tư lợi.
- Do nhận thức lệch lạc, trình độ yếu kém và thái độ thiếu trung thực, không dám nhìn thẳng vào khả năng của mình.
- Do xã hội ngày càng phát triển, đồng tiền có sức mạnh thao túng các mối quan hệ xã hội, con người không coi trọng thực chất mà chỉ quan tâm tới hình thức bên ngoài. Nhiều kẻ lợi dụng điều đó nên cố ý thổi phồng thành tích, nhằm đánh bóng tên tuổi của mình để tiến thân.
+ Biểu hiện của “bệnh thành tích”.
Trong nhà trường: Ở mọi cấp học, chất lượng đào tạo giữa báo cáo và thực tế khác nhau

                   Bài làm (bài này khá dài ..khuyên các bạn nên tham khảo cái dàn ý bên trên rồi làm)
Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.
Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...
Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!
Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.
Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường.

                                          Tiếp nàk(bài này có vẻ hay hơn)
Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
Từ một phẩm chất tốt trở thành… bệnh
Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nổ lực đe đạt những thành tích cao hơn trên các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh.

Nhưng đen khi nào thì những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội, lại trở thành một bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi tên nó là bệnh thành tích? Suy cho cùng, nếu diễn dịch bằng thuật ngữ kinh tế thông thường, sự khác nhau căn bản giữa thành tích và bệnh thành tích chỉ là sự khác nhau giữa hàng thật và hàng giả, hàng nhái. Và yếu tố then chốt làm nên sụ khác biệt đó chính là sự có mật hay không của lòng trung thực.

Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta, không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận nhưng người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Ông Nguyễn Thiện Nhân, tân bộ trưởng Bộ GDĐT, người được kỳ vọng rất nhiều trong công tác chấn hưng nền giáo dục nước nhà, đã nhận xét rằng không chỉ "các thầy cô, các trường ham muốn thành tích bằng kết quả thi cử cao" mà "hàng chục triệu phu huynh và học sinh chính là đồng tác giả của bệnh thành tích". Bệnh thành tích được ông phân tích như là "các thầy cô, các trường ham muốn kết quả thi cử cao" và "hàng triệu gia đình muốn con em mình có điểm cao (hơn thực chất), sẵn sàng đóng tiền bồi dưỡng các thầy cô để các em thi được điểm cao".

Tuy nhiên, muốn khắc phục căn bệnh nguy hiểm này, có nhiều vấn đề cần được phân tích thêm và làm sáng tỏ. Tại sao các trường và các thầy cô ham muốn kết quả thi cao? Phải chăng vì kết quả thi cử cao đó - dù là kết quả không phản ánh đúng thực chất - là tiêu chí được Sở hay Bộ sử dụng để đánh giá thành tích điều hành và giảng dạy của Ban Giám hiệu trưởng và các thầy cô, phải chăng với thành tích được đánh giá cao theo cách đó, chắc chắn ban giám hiệu và thầy cô sẽ có được lợi ích là được nâng lương, khen thưởng, tiếp tục trụ lại ở trường, ở lớp và tiếp tục "sự nghiệp" nhân lên căn bệnh thành tích. Và nếu tất cả các trường trên cả nước đều có những kết quả xuất sắc tương tự, phải chăng Bộ GDĐT sẽ được đánh giá là có thành tích tốt trong công tác điều hành giáo dục trên cả nước. Tại sao các phụ huynh muốn con em mình có điểm cao hơn thực chất ở đây cũng cần có hai cách nhìn: thực chất và thực dụng. Xét về thực chất, không có phu huynh học sinh nào muốn con em mình là học "giả". Họ là những người đã bỏ ra tiền của thật, công sức thật, thời gian thật và những hy vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật của con em mình khi lo cho chúng được ăn học đến thành tài. Không có lý do gì họ lại mong muốn nhận được một món hàng giả. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất mà chúng ta đã được biết qua báo chí, để con em họ qua được một kỳ thi, có một manh bằng đề làm cần câu cơm sau này. Có một mảnh bằng đi đã, vì đó là mảnh bằng được xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học tiếp một cách chân thực. Như vậy, suy cho cùng, các phu huynh học sinh và các học sinh chính là nạn nhân của bệnh thành tích hơn là “đồng tác giả". Khi sự lây nhiễm của bệnh thành tích đã trở thành phổ biến, làm gì có ai được miễn dịch? Cuối cùng, không có ai khác hơn là xã hội phải gánh chịu rủi ro và chi phí cao hơn, một sự lãng phí nghiêm trọng về thời gian và tiền bạc, hậu quả của bệnh thành tích. Khi nguồn nhân lực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế bị méo mó nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, các doanh nghiệp đành phải chấp nhận "hàng giả" lẫn lộn với "hàng thật" và phải dành thêm ngân sách đế đào tạo và huấn luyện lại sau khi tuyển dụng.
Chuẩn bệnh và trị bệnh
Bệnh thành tích là hậu quả của chủ nghĩa hình thức và chính nó là mẹ đẻ của bệnh sao chép, học thuộc lòng và hiện tượng đào tạo hình ống của hệ thống Đại học ở nước ta. Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiếm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng lại mang tỉnh chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. Bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức có thể có đất đứng trong thời kỳ bao cấp, trong một nền kinh tế khép kín, môi trường cạnh tranh không tồn tại. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, trong khi các ngành kinh tế đi bước trước và tích cực nỗ lực để hoàn thiện cho phù hợp với một môi trường cạnh tranh mới, ngành giáo dục vẫn còn khá tụt hậu. Phương pháp giảng dạy và học tập ít thay đổi. Các giáo trình, giáo án khuôn mẫu vấn tiếp tục tồn tai. Học sinh, Sinh viên chỉ biết học mà không biết hỏi. Việc học hành chủ yếu dựa trên sao chép, không có không gian cho tư duy, suy luận. Các trường dân lập đã không phát triển đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu học tập trong xã hội và tạo nên một môi trưởng cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, hàng rào thi cứ quá nhiều và tập trung càng làm nặng thêm tinh than học tủ, học rập khuôn, sao chép của học sinh. Cánh cửa vào Đại học lại quá hẹp, một phải cạnh tranh với hàng trăm, khiến cho không thể không xảy ra tiêu cực và làm cho bệnh thành tích càng phát triển.

Chúng ta đều nhận thức rỏ ràng, một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chỉnh là xuất phát điểm, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.

Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tỉnh chất thắng bại sinh tử không khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành

tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng.
                                            Vô Cảm 
(bài này thì easy cứ chém về tàu khựa thì lãnh trọn điểm)
           Trước hết phải đọc dàn ý trước đã 
                                              Dàn Ý
A. Mở bài
Dẫn dắt- đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề(tự chém nhá!)
 


B. Thân bài
1. Giải thích bệnh vô cảm là gì ?
2. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm: Trong gia đình - Ngoài xã hội - Nhất là giới trẻ...
Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội.
Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình...
3. Nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh - Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém. Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình...
- Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí.
- Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn.
- Do phụ huynh nuông chiều con cái...
- Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp.
4. Hậu quả
- Ảnh hưởng của nó tới việc p/triển nhân cách, p/triển của XH...nó có sức tàn phá ghê gớm.
- Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh . Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy... đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn.
- Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay dẫn đến việc ...........
- Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết. Cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ......
** Nói đến truyền thống " Lá lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân" của dân tộc ta.
Có thể đi sâu vào phân tích như " Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số người vẫn yêu quí, quan tâm đến người khác..." có thể tìm đọc trên báo hoặc internet.
Và đưa ra ý kiến của mình đây là những hành động đáng noi gương.
5. Biện pháp giải quyết vấn đề trên.
C. Kết bài :
Tóm gọn lại nhận xét của mình, ví dụ " Bệnh vô cảm là căn bệnh nguy hiểm..." và cuối cùng đưa những biện pháp bạn nghĩ ra, ví dụ như giúp đỡ người khác, thẳng thắn phản ánh những chuyện trái lương tâm...
Bài học rút ra cho bản thân về nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
 

 Bài làm
Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là “thương người như thế thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó.
Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực… Xã hội mà có nhiều người “không dại gì” như vậy nên người xấu càng được đà làm càn. Trong cơ quan nhiều người “không dại gì” đấu tranh nên những người nắm quyền muốn làm gì thì làm kể cả vi phạm pháp luật… Trong xã hội có nhiều người “không dại gì” nên sẽ tiếp tay cho việc gia tăng nhiều người xấu.
Hiện nay đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại – đúng hơn là mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng “những điều trông thấy” luôn “làm đau đớn lòng”. Đó chính là căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt – nhất là tầng lớp thanh niên- mắc phải.
Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ căn bệnh này chưa? Nguyên nhân hình thành như thế nào? Tác hại ra sao? Đó là một khó khăn.  Vô tức là không, cảm tức là tình cảm cảm xúc của con người.
Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì.chẳng hạn như : không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn. Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ.
Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết – Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác.
Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết.
Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là “thương người như thể thương thân”. Căn bệnh vô cảm đã có ở không ít nhân vật được giao trọng trách từ lâu, nó biểu hiện dưới nhiều dạng “lâm sàng” khác nhau nhưng tất cả đều rất dễ phát hiện, chỉ có điều không ai chịu chữa trị hay nói cách khác là đang trong tình trạng vô phương cứu chữa.
Ngăn chặn nó không phải bằng biện pháp hành chính mà bằng chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người, tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng. Con người vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Lúc đó thì chẳng còn gì để nói. Vô cảm là một chứng bệnh thường gặp ở một số người bị khủng hoảng tâm lí nặng nề, thường bị sốc nặng sau đó dần dần họ không có cảm giác yêu thương hay ghét bỏ nào nữa…….là trạng thái tâm lí có thể do vô tình hoặc hữu ý mà gây ra, vì lúc đó con người coi như không có nhận thức, suy nghĩ, và tình cảm…..
Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh . Nhân loại đang bó tay trước căn bệnh của thế kỷ: bệnh nan y HIV/AIDS. Căn bệnh thứ hai cũng nan y không kém là bệnh vô cảm! Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy… đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn. Bệnh HIV/AIDS vốn đã nguy nan, bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế – xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết. Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ……
Tiếp nàk(ngắn mà xúc tích giống như lùn mà chất :D )

Xã hội nước ta, từ khi bắt đầu thực hiện “Đổi mới” vào năm 1986, đã có những biến chuyển liên tục và thay đổi một cách rõ rệt so với trước đây. Sự thay đổi này mang lại cho xã hội ta những tích cực rất đáng ghi nhận, đó là sự phát triển vượt bực của nền kinh tế, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được cải thiện một cách đáng kể,…nhưng đồng thời, sự thay đổi này cũng mang lại cho xã hội ta ko ít những tiêu cực, mặt trái của cuộc sống, của nền kinh tế thị trường.

Đặc biệt, đó là sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, dù đó là một sự kiện trọng đại của đất nước hay là những câu chuyện bình thường, gần gũi diễn ra xung quanh họ. Thái độ này dường như đang dần lan tỏa trong xã hội ta, ko chỉ trong giới trẻ mà đã len lỏi vào khắp mọi giới.

Vô cảm là gì?Đó là ko có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.

Có một thực trạng đáng lo là căn bệnh vô cảm này dường như đang trở nên rất phổ biến và ngày càng nhanh chóng phát triển, nhất là đối với giới trẻ.

Những người sống vô cảm, thường mang trong họ tâm niệm “Đèn nhà ai nấy sáng”, tức là họ ko muốn dính dáng đến những rắc rối, phiền toái có thể mang lại cho họ. Tất nhiên, ta ko thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng một sự an toàn nhất định và tránh được những phiền toái lại cho họ. Nhưng song song với đó, những người sống vô cảm tức là đã gián tiếp làm mất đi tính “người”trong bản thân của họ, và họ đã tự tách mình ra khỏi cộng đồng, ra khỏi xã hội mà chui ró vào cái xó chỉ biết có mỗi họ mà thôi.

Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, ắt hẳn ta thấy ko ít những vụ việc đánh nhau của nữ sinh và xung quanh là các bạn học sinh khác nhìn theo cổ vũ và…quay phim, hay đơn giản hơn và cũng dễ dàng bắt gặp hơn là thái độ lạnh lùng, vô cảm của mọi người trên tuyến dường giao thông khi có một người phụ nữ bị ngã xe, thật hiếm để thấy có một ai đó giúp người phụ nữ đứng dậy. Thật khó hiểu, những người đó đang nghĩ gì khi không hề có một hành động mang tính “người” nào khi gặp đồng loại đang gặp khó khăn. “Con người là động vật có tinh thần”, và cái tinh thần đó thể hiện ở tính cộng đồng, tính gắn kết lẫn nhau giữa những con người. Sự thờ ơ, lạnh lùng của những người sống vô cảm phải chăng đã khiến cho tính “người” trong họ đã dần biến mất đi, và thay vào đó là sự lớn dần của phần “con”. Bởi con vật thì làm gì có tình thương với đồng loại, thậm chí chúng có thể ăn thịt lẫn nhau để có thể sinh tồn cơ mà.

Và những người sống vô cảm, họ luôn luôn ko quan tâm hoặc thích thú với những hoạt động, những sự kiện trong đại, những vấn đề quan trọng của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Họ đã tự tạo ra một cái hang để chui rúc vào đó, và tách biệt bản thân với xã hội. Tôi biết, có thể ở trong cái hang đó, họ sẽ được sống cho riêng mình, ko phải lo âu về những phiền toái của người khác nhưng rồi liệu khi họ cần một sự giúp đỡ nào đó, liệu có ai sẵn sàng chui rúc vào cái hang của riêng họ để giúp đỡ họ hay không, và liệu họ có thể sống cô độc trong cái hang do họ tạo ra suốt cả đời hay ko…

Thật đáng lo, nếu như “cơn dịch vô cảm” này lan rộng ra toàn xã hội. Khi đó, một cộng đồng, một xã hội, một đất nước mà những người sống trong đó vô cảm, ko gắn kết, ko giúp đỡ nhau thì tất yếu cái cộng đồng đó, xã hội đó, đất nước đó sẽ sụp đổ và bị tiêu hủy.

Căn bệnh vô cảm này là sản phẩm từ một nền giáo dục yếu kém, thất bại hoàn toàn. Nền giáo dục nước ta, dường như ko chú trọng lắm đến việc đào tạo nên “nhân cách” mà chỉ chú trọng đến việc đào tạo ra “nhân lực”, nó thể hiện qua các chính sách, pháp lệnh cũng như chương trình học nặng nề của nước ta. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên “nhân cách” con người là Giáo dục công dân và Ngữ văn dường như từ lâu đã trở thành những môn phụ ko đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề, giáo điều thì làm sao có thể đào tạo nên những “nhân cách” tốt dc. Sự sai lầm của giáo dục đã kéo theo một thế hệ ko hoàn chỉnh, một thế hệ ko thể nào miễn nhiễm dc với những căn bệnh như vô cảm dc.

“Hiền dữ nào phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, nếu muốn trị tận gốc những căn bệnh này, giáo dục là phương thuốc duy nhất có thể làm được. Muốn ngăn chặn, tiêu diệt hiện tượng này thì cải cách giáo dục một cách toàn diện từ mục đích, phương pháp cho đến cách thức là điều cực kỳ cần thiết. Chúng ta cần một nền giáo dục ko còn những giáo điều, lý thuyết khô khăn, nặng nề, ko cần thiết nữa mà thay vào đó những bài học sinh động, thực chất dể phát triển tâm hồn, nhân cách, nhân phẩm của mỗi học sinh. Chỉ có như thế, thì vô cảm mới có thể dc giảm thiểu ở mức thấp nhất.

Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, đừng để đến khi “cơn đại dịch” này lan rộng ra toàn xã hội thì lúc đó e là ta đã quá trễ, đừng để rồi đến một lúc nào đó, con người tiến hóa thêm một bậc nữa, mà khi đó phần “người” hoàn toàn biến mất trong họ. 

Bảng động từ bất quy tắc tiếng Anh




Infinitive
Past
Past participle
Nghĩa
abide
abode
abode
Trú ngụ,chịu đựng
arise
arose
arisen
Nổi dậy, nổi lên
awake
awoke
awoke, awaked
Tỉnh dậy ,đánh thức
be
was, were
been
Thì, là, ở, bị được
bear
bore
borne, born
Mang, chịu đựng, sinh đẻ
beat
beat
beaten
Đánh
become
became
become
Thành,trở nên
befall
befell
befallen
Xảy tới
begin
began
begun
Bắt đầu
behold
beheld
beheld
Ngắm , nhìn
bend
bent
bent
Uốn cong
bereave
bereft
bereft
Lấy đi, tước đoạt
bespeak
bespoke
bespoken
Đặt trước, giữ trước
beseech
besought
besought
Van xin
bet
bet
bet
Đánh cuộc, cá
bid
bade
bid, bidden
Ra lênh
bind
bound
bound
Buộc, là dính vào
bite
bit
bit, bitten
Cắn
bleed
bled
bled
Chảy máu
blow
blew
blown
Thổi
break
broke
broken
Làm vỡ, bẻ gãy
breed
bred
bred
Nuôi nấng
bring
brought
brought
Mang lại, đem lại
build
built
built
Xây dựng
burn
burnt
burnt
Đốt cháy
burst
burst
burst
Nổ
buy
bought
bought
Mua
cast
cast
cast
Liệng, ném, quăng
catch
caught
caught
Bắt, chụp được
chide
chid
chidden
Quở mắng
choose
chose
chosen
Lựa chọn
cleave
clove, cleft
cloven, chleft
Chẻ ra, tách ra
cling
clung
clung
Bám, quyến luyến
clothe
clad
clad
Mặc, bận quần áo
come
came
come
Đến
cost
cost
cost
Trị giá
creep
crept
crept
crow
crew, crowwed
crowed
Gáy, gà gáy
cut
cut
cut
Cắt
deal
dealt
dealt
Giao thiệp, chia bài
dig
dug
dug
Đào
do
did
done
Làm
draw
drew
drawn
Kéo, vẽ
dream
dreamt
dreamt
Mơ, mộng
drink
drank
drunk
Uống
drive
drove
driven
Đưa, lái xe
dwell
dwelt
dwelt
Ở, trú ngụ
eat
ate
eaten
Ăn
fall
fell
fallen
Ngã, rơi
feed
fed
fed
Nuôi cho ăn
feel
felt
felt
Cảm thấy
fight
fought
fought
Đánh , chiến đấu
find
found
found
Tìm thấy, được
flee
fled
fled
Chạy trốn
fling
flung
flung
Ném
fly
flew
flown
Bay
forbear
forbore
forbone
Kiêng cử
forbid
forbade
forbidden
Cấm
foresee
foresaw
foreseen
Tiên tri
foretell
foretold
foretold
Tiên đoán
forget
forget
forgetten
Quên
forgive
forgave
forgiven
Tha thứ
forsake
forsook
forsaken
Bỏ rơi, từ bỏ
forswear
forswore
forsworn
Thề bỏ
freeze
froze
frozen
Đông lại , đóng băng
get
got
got, gotten
Được, trở nên
gild
gilt
gilt
Mạ vàng
gard
gart
gart
Cuốn xung quanh
give
gave
given
Cho
go
went
gone
Đi
grind
ground
ground
Xay, nghiền nhỏ
grow
grew
grown
Lớn lên, mọc
hang
hung
hung
Treo
have
had
had
hear
heard
heard
Nghe
heave
hove
hove
Nhấc lên, nâng lên
hew
hewed
hewn
Gọt đẽo
hide
hid
hid, hidden
Ẩn, trốn
hit
hit
hit
Đụng chạm
hold
held
hold
Cầm giữ
hurt
hurt
hurt
Làm đau, làm hại
inlay
inlaid
inlaid
Khảm, cẩn
keep
kept
kept
Giữ
kneel
knelt
knelt
Quì gối
knit
knit
knit
Đan
know
knew
known
Biết
lade
laded
laden
Chất, chở, gánh
lead
led
led
Dẫn dắt, lãnh đạo
lay
laid
laid
Để, đặt, để trứng
lean
leant
leant
Dựa vào
leap
leapt
leapt
Nhảy
learn
learnt
learnt
Học, được tin
leave
left
left
Bỏ lại, rời khỏi
lend
lent
lent
Cho vay
let
let
let
Hãy để, cho phép
lie
lay
lain
Nằm dài ra
light
lit
lit
Đốt, thắp (đèn)
lose
lost
lost
Mất, đánh mất
make
made
made
Làm, chế tạo
mean
meant
meant
Có nghĩ, muốn nói
meet
met
met
Gặp
mistake
mistook
mistaken
Lầm lẫn
mislead
misled
misled
Dẫn lạc đường
mow
mowed
mown
Cắt (cỏ)
outdo
outdid
outdone
Vượt lên, làm hơn
outgo
outwent
outgone
Vượt quá, lấn
overcast
overcast
overcast
Làm mờ, làm khuất
overcome
overcame
overcome
Vượt lên, trấn áp
overdo
overdid
overdone
Làm thái quá
overdrive
overdrove
overdriven
Bắt làm quá
overhear
overheard
overheard
Nghe lỏm, chợt nghe
overspread
overspread
overspread
Lan ra, phủ khắp
overhang
overhung
overhung
Dựng xiên
overrun
overran
overrun
Tràn ngập
overtake
overtook
overtaken
Bắt kịp
overthrow
overthrew
overthrown
Lật đổ
pay
paid
paid
Trả tiền
put
put
put
Đặt, để
eread
read
read
Đọc
rend
rent
rent
Xé, làm rách
rid
rid
rid
Vứt bỏ
ride
rode
roden
Cỡi (ngụa, xe),đi xe
ring
rang
rung
Rung chuông
rise
rose
risen
Mọc lên
rive
rived
riven
Chẻ, tách
rot
rotted
rotten
Thối, mục nát
run
ran
run
Chạy
saw
sawed
sawn
Cưa
say
said
said
Nói
see
saw
seen
Thấy
seek
sought
sought
Tìm kiếm
sell
sold
sold
Bán
send
sent
sent
Gửi, phải đi
set
set
set
Để, đặt, lập nên
shake
shook
shaken
Lắc, lay, rũ
shear
shere, sheared
shorn
Gọt, cắt (lông cừu)
shed
shed
shed
Đổ, tràn ra
shine
shone
shone
Chiếu sáng
shoe
shod
shod
Đóng móng ngựa
shoot
shot
shot
Bắn, phóng mạnh
show
showed
shown
Chỉ, trỏ
shred
shred
shred
Băm, chặt nhỏ
shrink
shrank
shrunk
Rút lại, co
shrive
shrove
shriven
Xưng tội
shut
shut
shut
Đóng lại
sing
sang
sung
Hát
sink
sank
sunk
Đắm, chìm, nhận, chìm
sit
sat
sat
Ngồi
slay
slew
slain
Giết
sleep
slept
slept
Ngủ
slide
slid
slid
Lướt, trượt, trơn
slink
slink
slink
Chuồn đi
sling
slung
slung
Ném, liệng, bắn ná
slit
slit
slit
Bổ đôi, chẻ ra
smell
smelt
smelt
Ngửi thấy
smite
smote, smit
smitten
Đánh, đâm đá
sow
sowed
sown
Gieo hạt
speak
spoke
spoken
Nói, xướng ngôn
speed
sped
sped
Làm nhanh
spell
spelt
spelt
Đánh vần
spend
spent
spent
Tiêu xài
spill
spilt
spilt
Đổ vãi
spin
spun
spun
Kéo sợi
spit
spat
spat
Nhổ, khạc
split
split
split
Bổ, xẻ, chẻ, tách
spread
spread
spread
Trải ra, làm tràn
spring
sprang
sprung
Nhảy, nẩng lên
stand
stood
stood
Đứng
steal
stole
stolen
Ăn trộm, cắp
stick
stuck
stuck
Dán, dính
sting
stung
stung
Châm, đốt
stink
stank
stank
Hôi, có mùi hôi
stride
strode
stridden
Đi bước dài
strike
struck
struck
Đánh, co vào
string
strung
strung
Xỏ dây
strive
strove
striven
Cố gắng, nổ lực
swear
swore
sworn
Thề
sweat
sweat
sweat
Ra mồi hôi
sweep
swept
swept
Quét
swell
swelled
swellen
Phồng lên, sưng
swim
swam
swum
Bơi lội
swing
swung
swung
Đánh đu
take
took
taken
Lấy
teach
taught
taught
Dạy
tear
tore
torn
Làm rách, xé
tell
told
told
Nói, kể lại, bảo
think
thought
thought
Nghĩ, tưởng
thrive
throve
thriven
Thịnh vượng
throw
threw
thrown
Ném. liệng, quăng
thrust
thrust
thrust
Đẩy, nhét vào
tread
trod
trodden
Dẫm đạp, giày xéo
unbend
unbent
unent
Dàn ra
undergo
underwent
undergone
Chịu đựng
understand
understood
understood
Hiểu
indo
indid
inodne
Thỏa, cởi, phá bỏ
upset
upset
upset
Lật đổ, lộn ngược
wake
woke
woken
Thức tỉnh
wear
wore
worn